Thực trạng và định hướng công tác nghiên cứu khoa học ngành Chăn nuôi

Từ khóa:
Thực trạng, định hướng, nghiên cứu khoa học, chăn nuôi
Tóm tắt

Ngành Nông nghiệp & PTNT những năm qua thực hiện kế hoạch trong điều kiện đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt giá vật tư đầu vào nhất là  TACN tăng 30-40%. Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng với chiến lược phát triển ngành phù hợp, Bộ NNPTNT cùng với các bộ ngành và địa phương đã triển khai sát với thực tế, nên năm 2022 xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp sẽ cán mốc 55 triệu USD. Trong đó, chăn nuôi vẫn duy trì phát triển với tốc độ 4-6%; giá trị sản xuất tăng từ 20,35% lên 25,2% so với tỷ trọng trong nông nghiệp. Thành tựu của ngành chăn nuôi ở nước ta xuất phát từ việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, luôn coi phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo là nhân tố quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh; tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới, cả về con giống và trang thiết bị; đã coi khoa học công nghệ là động lực phát triển, là lực lượng sản xuất quan trọng để tạo những bước đột phá cho những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao có tính cạnh tranh trên thị trường. Trong Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn  nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn.

Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi nước ta đang có nguy cơ mất lợi thế do phải đối mặt với những thách thức và khó khăn như biến đổi khí hậu, diễn biến dịch bệnh phức tạp, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng khi thực hiện cam kết các hiệp định thương mại tự do và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững ngành Chăn nuôi thì việc đẩy mạnh nghiên cứu KH&CN là yêu cầu cấp thiết hiện nay, cần có những bước đột phá trong công tác nghiêm cứu khoa học để chọn tạo ra những dòng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng, sản xuất công nghiệp, đồng bộ với quy mô lớn và độ đồng đều cao, tăng cường công tác  quản lý và sản xuất giống; Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học và tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới để sản xuất giống, thức ăn, xử lý môi trường và phát triển chăn nuôi.

Đã Xuất bản

01-07-2024

Tải xuống

Chuyên mục

THÔNG TIN