Tiết kiệm thức ăn - giải pháp cho chăn nuôi lợn và gia cầm bền vững

Tóm tắt

Là đất nước nông nghiệp nhưng sản xuất của ngành trồng trọt không đủ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chăn nuôi. Năm 2021 chúng ta đã phải nhập hơn 24 triệu tấn trong đó trên 12 triệu tấn ngô, 6 triệu tấn khô đỗ tương và đỗ tương, trên 1 triệu tấn DDGS... và trên 97% lượng thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm là dành cho lợn và gia cầm... Việc tìm giải pháp  giảm nhập khẩu thức ăn là hết sức quan trọng và cần thiết. Nói chung, chi phí thức ăn chiếm   tỷ trọng lớn (60-75%) trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi và trên 60% phát thải các-bon trong chăn nuôi lợn và gia cầm là từ thức ăn. Việc giảm hệ số chuyển hóa thức ăn sẽ tiết kiệm chi phí thức ăn và giảm phát thải các-bon ra môi trường trong chăn nuôi và góp phần giúp sản xuất bền vững. Người tiêu dùng sản phẩm và các nhà làm chính sách đã và đang quan tâm đến vấn đề sản xuất bền vững và việc đánh giá sản xuất bền vững đang ngày càng dựa vào tiêu chí hệ số chuyển hóa thức ăn. Việc giảm hệ số chuyển hóa thức ăn tức là giảm lượng thức ăn để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm - đây là thách thức không nhỏ. Không thể chỉ áp dụng 1 phương pháp để giảm chỉ số này vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nó. Các giải pháp chủ yếu bao gồm di truyền giống, công thức thức ăn, quản lý phân phối và sử dụng thức ăn, sức khỏe đường ruột, tiểu khí hậu chuồng nuôi...

Trong khuôn khổ báo cáo này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số giải pháp mà chúng tôi cho là đang còn khá yếu trong sản xuất lợn và gia cầm ở nước ta.

Đã Xuất bản

02-07-2024

Tải xuống

Chuyên mục

TỔNG QUAN