Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn

Từ khóa:
Đặc điểm dịch tẽ, lâm sàng, bệnh dịch tả lợn châu Phi, Lạng Sơn
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn để từ đó là cơ sở đưa ra giải pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn. Tỷ lệ lợn thịt mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi là cao nhất, chiếm tỷ lệ 63,82%, tiếp đến là lợn con  chiếm tỷ lệ 25,93%, lợn nái, chiếm tỷ lệ 8,86% và thấp nhất là lợn đực giống, chiếm tỷ lệ 1,30%. Đàn lợn tại  tỉnh Lạng Sơn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi cao nhất vào mùa thu là 40,61%, tiếp đến là mùa hè là 25,96%, mùa xuân là 19,70% và thấp nhất là mùa đông là 13,72%. Lợn nái mắc bệnh có những biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, bỏ ăn, xuất huyết vùng da mỏng, táo bón, co giật, liệt, sảy thai; ở lợn con có tới 98,35% con có biểu hiện sốt cao trên 40°C, bỏ ăn và nằm chất đống lên nhau; có 96,04% số lợn bệnh có triệu chứng bên ngoài da đỏ ửng; 11,19% số lợn theo dõi bị xuất huyết hậu môn. 100% số lợn chết do bệnh dịch tả lợn châu Phi có bệnh tích xuất huyết ở hạch lympho, lách xuất huyết, nhồi huyết. Ngoài ra, có các tổn thương điển hình khác như: sưng, viêm dính, có các ổ hoại tử ở phổi chiếm tỷ lệ 94,44%; tim tích nước, thoái hóa, tụ huyết  chiếm 90,00%; thận xuất huyết chiếm 92,22%; gan xuất huyết chiếm 74,44% và túi mật sưng to, xuất huyết ở lớp màng thanh dịch của túi mật, chiếm 87,77%.

Đã Xuất bản

03-07-2024

Tải xuống

Chuyên mục

CNSH VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC