Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà Lông chân nuôi tại Hà Giang

Từ khóa:
gà lông chân, sinh trưởng, chất lượng thịt
Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hànhtừ tháng 7 đến tháng 12 năm 2021nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt của gà lông chân nuôi bán chăn thả tại trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang, nhằm góp phần vào việc bảo tồn và phát triển giống gà này trong thời gian tới.Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn.Kết quả nghiên cứu cho thấy đến 16 tuần tuổi gà lông chân có tỷ lệ nuôi sống cộng dồn là 90,48%. Khối lượng gà đạt 1735,88 g ở gà trống, 1402,33 g ở gà mái. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (FCR) là 4,49 kg. Chỉ số sản xuất (PI) là 27,68; chỉ số kinh tế (NE) là 0,54. Tỷ lệ thịt xẻ là 76,32% ở gà trống, 75,86% ở gà mái. Tỷ lệ cơ đùi, cơ ngực lần lượt 21,18% và 15,21% ở gà trống, 21,43% và 15,26% ở gà mái. Tỷ lệ mỡ bụng là 1,88% và 2,41% tương ứng ở gà trống và gà mái. Tỷ lệ mất nước bảo quản, ở cơ đùi 0,63 – 0,86% , cơ ngực 0,83 – 1,06%; tỷ lệ mất nước chế biến ở cơ đùi là 19,43 – 21,13%, ở cơ ngực 14,51 – 15,03%, độ pH15 dao động 6,03 – 6,42; pH24 dao động 5,61 -5,76; Màu sáng (L*), màu đỏ (a*), màu vàng (b*) của cơ ngực gà trống và mái lần lượt là 55,26; 3,87; 22,26; 54,43; 2,36; 26,51. Màu sáng (L*), màu đỏ (a*), màu vàng (b*) cơ đùi gà trống và mái lần lượt là 47,34; 8,43; 13,92; 49,25; 7,26; 14,58. Độ dai của cơ ngực, cơ đùi lần lượt là 26,79 và 26,11 ở gà trống; 25,11 và 2,40 ở gà mái. Gà lông chân chuyển từ vùng cao xuống vùng thấp của tỉnh Hà Giang và nuôi đến 16 tuần tuổi có khả năng thích nghi tốt, khả năng sinh trưởng chậm, các chỉ tiêu chất lượng thịt như độ pH, tỷ lệ mất nước, độ dai của thịt tương đối tốt.

Đã Xuất bản

03-07-2024

Tải xuống

Chuyên mục

DI TRUYỀN - GIỐNG