Hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản tại huyện Mỏ Cày Bắc và Giồng Trôm tỉnh Bến Tre

Từ khóa:
Bến Tre, bệnh tiêu chảy, bò, điều tra, kháng sinh
Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng chăn nuôi, tình hình bệnh tiêu chảy và sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi bò sinh sản tại huyện Mỏ Cày Bắc và Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Khảo sát được thực hiện từ tháng 11/2021 đến tháng 01/2022 trên 180 hộ chăn nuôi bò sinh sản với tổng số 884 con bò. Các số liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra cắt ngang và điều tra hồi cứu. Kết quả cho thấy số lượng của đàn bò tại tỉnh Bến Tre tăng đều qua các năm từ 2018-2021, trung bình 1,82%/năm. Quy mô chăn nuôi trung bình tại các hộ ở huyện Mỏ Cày Bắc và Giồng Trôm tương ứng là 4,45±1,96 con/hộ và 5,14±2,98 con/hộ, trong đó tỷ lệ bò cái sinh sản chiếm 48,3-52,2%. Tất cả các hộ chăn nuôi đều áp dụng phương thức chăn nuôi nhốt và thụ tinh nhân tạo cho bò. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại kiên cố: 65,8-70,0%, lập sổ ghi chép trong thai kỳ của bò: 86,7-90,0%, đở đẻ cho bò: 71,7-77,5%, bán bê <12 tháng tuổi: 72,5-76,7% và tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục: 91,7-94,2%. Tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên đàn bò của hai huyện dao động từ 22,2-25,8%, trong đó bê dưới 12 tháng tuổi mắc bệnh tiêu chảy nhiều nhất. Các hộ chăn nuôi bò sử dụng kháng sinh với mục đích điều trị bệnh cao nhất: 75,8-81,7%. Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là Colistin: 40,8-45,0%, Ampicillin: 28,3-35,0%, Tetracyclin: 15,8-21,7% và Streptomycin 15,0-16,7%.

Đã Xuất bản

03-07-2024

Tải xuống

Chuyên mục

CNSH VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC