Đánh giá thực trạng an toàn sinh học trong nông hộ chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Từ khóa:
An toàn sinh học, nông hộ chăn nuôi lợn
Tóm tắt

Sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu trực tiếp và phương pháp “Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân” (PRA - Participatory Rural Appraisal) với bộ câu hỏi có sẵn nhằm đánh giá thực trạng an toàn sinh học trong nông hộ chăn nuôi lợn ở Việt Nam. Điều tra 112 nông hộ chăn nuôi lợn, chuồng hở (dưới 10 đơn vị vật nuôi) ở 08 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai và Bến Tre. Kết quả cho thấy, việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong các nông hộ chăn nuôi lợn có nhiều hạn chế: vị trí, địa điểm khu chăn nuôi lợn thường gần nơi tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt; chuồng trại chăn nuôi không có khu cách ly lợn ốm, thiếu các khu vực phụ trợ và chưa đảm bảo về an toàn sinh học; con giống và tinh dịch chưa được quan tâm đến nguồn gốc và hồ sơ kiểm dịch theo quy định, có tình trạng nuôi các động vật khác để bán trong khu chăn nuôi lợn; chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn không thực hiện biện pháp quản lý “cùng vào - cùng ra”, thiếu các dụng cụ, đồ bảo hộ, trang thiết bị và phương tiện vận chuyển phù hợp; còn nhiều nông hộ sử dụng thức ăn tận dụng không đảm bảo khẩu phần ăn phù hợp với từng loại lợn và chưa quan tâm đến chất lượng nước sử dụng trong chăn nuôi lợn; việc kiểm soát con người, động vật và sản phẩm động vật chưa chặt chẽ; công tác vệ sinh, tiêu độc và khử trùng chưa đảm bảo an toàn sinh học; các biện pháp xử lý chất thải và bảo vệ môi trường còn chưa tốt, nhiều hộ có tình trạng chất thải bị tràn ra ngoài, chưa xử lý chất thải rắn bằng nhiệt/hóa chất/chế phẩm sinh học phù hợp và không sử dụng găng tay khi xử lý xác động vật; công tác quản lý phòng, chống dịch bệnh chưa tốt, không nuôi nhốt lợn ốm ở khu cách ly riêng, không có đánh thường xuyên tình hình dịch bệnh và kiểm tra công tác an toàn sinh học định kỳ.

Đã Xuất bản

08-08-2024

Tải xuống

Chuyên mục

CNSH VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC