Nghiên cứu được thực hiện tại hai huyện Duyên Hải, Châu Thành và Thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh từ 01/08/2023 - 30/02/2024 để xác định tình hình nhiễm cầu trùng trên dê và hiệu quả điều trị của thuốc. Sử dụng phương pháp phù nỗi Willis và Mc Master để xét nghiệm 450 mẫu phân dê. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm chung là 61,33%. Dê ở ba địa điểm khảo sát đều nhiễm noãn nang cầu trùng: Duyên Hải (60,0%), Châu Thành (62,67%) và thị xã Duyên Hải (61,33%). Tỷ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng trên dê giảm dần theo lứa tuổi: dê <4 tháng tuổi (77,3%), 4-12 tháng tuổi (65,3%) và dê >12 tháng tuổi (41,3%). Cả ba giống dê khảo sát đều nhiễm noãn nang cầu trùng: Bách Thảo (61,3%), Boer (59,3%) và dê Lai (Boer x BT) (63,3%). Dê đực nhiễm (60,4%) và dê cái (62,2%). Dê được nuôi trong điều kiện vệ sinh thú y kém (93,3%) và dê nuôi trong điều kiện vệ sinh thú y tốt (29,3%). Nhiễm ghép 2-3 loài/mẫu (49,9%) và nhiễm ghép >3 loài/mẫu (22,5%). Dê nhiễm 5 loài noãn nang cầu trùng: E. ninakohlyakimovae (60,7%), E. hirci (50,2%), E. Arloingi (37,1%), E. christensen (7,1%) và E. Alijevi (4,4%). Amprolium liều 1g/60kg thể trọng/ngày, cho dê uống 5 ngày liên tiếp và Toltrazuril 5% với liều 1ml/con cho dê uống 1 lần duy nhất đều cho hiệu quả điều trị bệnh cầu trùng trên dê đạt kết quả tốt. Cả hai thuốc trong suốt quá trình thí nghiệm đều an toàn không có phản ứng phụ.