Hiệu quả chăn nuôi bò thịt theo loại hình khác nhau ở Tây Nguyên

Từ khóa:
Chăn nuôi bò thịt, Loại hình chăn thả, hiệu quả kinh tế, lợi nhuận
Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và tìm ra phương thức chăn nuôi bò thịt phù hợp cho vùng Tây Nguyên ở Việt Nam. Hai loại hình chăn nuôi bò thịt được phân bổ là Loại hình chăn thả thông thường theo truyền thống và Loại hình chăn thả theo thời gian (Theo giờ). Thí nghiệm được thực hiện tại hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc. Nghiên cứu được thực hiện trong 54 nông hộ; tổng số 897 con bò lai hướng thịt, trong đó, 374 con bò sinh sản, 2 con bò đực giống, 366 con bê lai thịt từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi được theo dõi và thu thập số liệu từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020. Giá nguyên liệu thức ăn và lãi suất ngân hàng tại các tỉnh được áp dụng vào tháng 10 năm 2019. Các phương pháp thống kê mô tả và mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) trong MINITAB16 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy lợi nhuận đem lại hàng năm trên mỗi dầu bò sinh sản thu được là 9,15 triệu đồng ở Loại hình chăn thả theo giờ, trong khi lowijn nhuận/năm/cái sinh sản chỉ đạt 7,12 triệu đồng ở phương thức chăn thả truyền thống. Chi phí sản xuất thịt bò theo phương thức chăn thả theo thời gian cao hơn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với chăn nuôi bò thịt theo phương thức truyền thống như trước đây. Kết quả nghiên cứu đưa ra luận rằng Loại hình chăn thả theo giờ trong chăn nuôi bò thịt là sự lựa chọn phù hợp nhất ở Tây Nguyên. Loại hình chăn nuôi này cũng cần được quan tâm để áp dụng cho khu vực này.

Đã Xuất bản

01-07-2024

Tải xuống

Chuyên mục

CNSH VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC