Đánh giá thực trạng chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ khóa:
Chăn nuôi bò thịt, con lai, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tóm tắt

Mục tiêu của cuộc điều tra nghiên cứu này là đánh giá hiện trạng chăn nuôi, sự phát triển và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của chăn nuôi bò thịt của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với phương pháp dùng mẫu phiếu điều tra tiêu chuẩn phù hợp với các nghiên cứu nông thôn để khảo sát. Tổng số 70 hộ nuôi bò thịt, 371 gia súc đã được điều tra, khảo sát và thu số liệu tại 5 huyện (huyện A Lưới, Phong Điền, Hương Thủy, Hương Trà và Nam Đông) và thành phố Huế, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2021. Các cán bộ có trên 10 năm kinh nghiệm về nghiên cứu nông thôn trong chăn nuôi đã được tham gia vào cuộc điều tra nghiên cứu này. Phần mềm Minitab16 (2010) được áp dụng để phân tích dữ liệu theo thứ tự và liên tục, chúng được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả (Proc Descriptive Statistics), trong khi dữ liệu định danh hoặc phân loại được sử dụng Phương pháp lập bảng (Proc Tables). Kết quả cho thấy, chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế đặc trưng là chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ, nuôi quảng canh theo truyền thống,  đa số phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tuy nhiên có xu hướng sử dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như con giống mới, cây thức ăn mới, kỹ thuật sinh sản mới. Các thành phần giống bò thịt được hình thành từ các con lai BBB x Lai Sind (BBBLS), Brahman x Lai Sind (BrLS), Red Sindhi x Bò Vàng địa phương (LS), chúng chiếm phần lớn ở các hộ chăn nuôi bò lai lấy thịt. Các nhóm  bò lai nói ở trên có thể phát triển tốt trong điều kiện chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết luận cho thấy nơi đây là vùng có tiềm năng và triển vọng ứng dụng công nghệ mới để phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa.

Đã Xuất bản

03-07-2024

Tải xuống

Chuyên mục

CNSH VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC