Ảnh hưởng của quản lý phân bò đến hàm lượng khí CH4, NH3, CO2 và H2S trong chuồng nuôi bò thịt

Từ khóa:
Biogas, Hố ủ phân, Mêtan (CH4 ), Amoniac ( NH3), Carbonic (CO2 ), Hydrogen Sulfua (H2S).
Tóm tắt

Thí nghiệm được thực hiện tại các nông hộ chăn nuôi bò thịt của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương với mục tiêu đánh giá được ảnh hưởng của việc quản lý, xử lý phân bò đến hàm lượng CH4, NH3, CO2 và H2S trong chuồng nuôi bò thịt. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu phân nhóm ngẫu nhiên, với hai nghiệm thức (Thí nghiệm và đối chứng), mỗi nghiệm thức có 5 con bò Lai Sind (3 bò cái sinh sản và 2 bê). Bò cái sinh sản ở các lô đồng đều về khối lượng, tuổi, số lứa đẻ và thời gian đẻ lứa gần nhất. Bê trong các lô thí nghiệm đồng đều về giới tính (1 đực và 1 cái/lô), tuổi và khối lượng; Phương thức nuôi dưỡng và tiêu chuẩn ăn ở 2 lô là giống nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy: hàm lượng khí CO2, NH3 và H2S trong và ngoài chuồng nuôi ở lô thí nghiệm đảm bảo được QCVN 01-2012/BNNPTNT và QCVN (QCVN 01-79:2011//BNNPTNT), nhưng ở lô đối chứng hàm lượng khí vượt các quy định cho phép, cụ thể: hàm lượng khí CH4, CO2, NH3 và H2S trong chuồng nuôi ở lô đối chứng cao hơn lô thí nghiệm lần lượt là 4,0 lần; 2,3 lần; 2,8 lần và 6,4 lần. Tương tự hàm lượng khí xung quanh chuồng nuôi ở lô đối chứng cũng cao hơn lô thí nghiệm lần lượt là 7,6 lần; 6,9 lần; 3,2 lần và 15,0 lần. Thời gian phối giống đậu thai sau đẻ của bò cái sinh sản giảm 11,1 ngày và khả năng tăng khối lượng của bê 2-12 tháng tuổi là 449,0 g/con/ngày cao hơn lô đối chứng 5,57%. Tỷ lệ ca bệnh và tỷ lệ ngày mắc bệnh đường tiêu hóa và hô hấp trên đàn bò thí nghiệm giảm so với lô đối chứng.

Đã Xuất bản

20-08-2024

Tải xuống

Chuyên mục

CNSH VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC