Đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò H'Mông tại vùng Cao nguyên đá tỉnh Hà Giang

Keywords:
Bò H’Mông, chăn nuôi bò thịt, Cao nguyên đá
Abstract

Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng để phát triển chăn nuôi bò H’Mông ổn định và bền vững tại vùng Cao nguyên Đá, tỉnh Hà Giang. Tổng số 1.040 hộ nuôi bò H’Mông được lấy mẫu ngẫu nhiên từ 4 huyện (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh), thuộc 15 xã, thị trấn để điều tra, thu thập số liệu. Các nghiên cứu viên có kinh nghiệm được lựa chọn để phỏng vấn và thu thập dữ liệu, sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (Participatory Rural Appraisal - PRA). Dữ liệu được chuẩn bị và mã hoá bằng Excel 2016. Phân tích dữ liệu được áp dụng phương pháp thống kê mô tả và lập bảng tính trong Minitab 16. Kết quả cho thấy hầu hết các hộ đều giữ con cái sinh sản (99,42%), giao phối tự nhiên vẫn chiếm tỷ lệ cao; chăn nuôi quy mô nhỏ chiếm ưu thế (từ 1 đến 3 con mỗi hộ); các cơ sở nuôi vỗ béo có quy mô nhỏ và vừa; các trang trại có quy mô vừa và lớn rất hiếm. Chuồng xây dựng đơn giản khá phổ biến, tỷ lệ chuồng tốt còn thấp. Mặc dù nhiều hộ chăn nuôi quan tâm đến vấn đề vệ sinh nhưng một số hộ vẫn chưa quan tâm. Rất ít hộ sử dụng thức ăn ủ chua (0,29%) cho bò H’Mông, cũng như sử dụng khối khoáng hoặc đá liếm (0,19%). Bỗng rượu được sử dụng phổ biến cho bò H'Mông. Chăn nuôi bò H’Mông ở Cao nguyên Đá tỉnh Hà Giang có đặc trưng là chăn nuôi quy mô nhỏ, chủ yếu áp dụng theo kinh nghiệm truyền thống, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, việc áp dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế đáng kể.

Published

26-06-2024

Section

CNSH VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Announcements

Empty