Tình hình nhiễm sán dây ký sinh ở vịt nuôi thả đồng tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh

Từ khóa:
Vịt nuôi thả đồng, sán dây, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
Tóm tắt

Đề tài “Tình hình nhiễm sán dây ký sinh ở vịt nuôi thả đồng tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh” thực hiện tại 2 xã: An Trường và Tân An, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh từ ngày 14 tháng 12 năm 2020 đến ngày 21 tháng 5 năm 2021. Để có cơ sở khoa học khuyến cáo về phòng trị bệnh sán dây trên đàn vịt thả đồng tại tỉnh Trà Vinh góp phần nâng cao năng suất, chăn nuôi vịt trong tỉnh. Chúng tôi mổ khám 400 con vịt thả đồng tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm chung sán dây là 70,0%. Cả 2 địa điểm khảo sát vịt đều nhiễm sán dây, xã An Trường nhiễm (68,5%) và xã Tân An nhiễm (71,5%). Vịt ở độ tuổi 2-4 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ là 63,5% thấp hơn vịt > 4 tháng tuổi nhiễm 76,5%. Phát hiện 8 loài thuộc 4 giống sán dây ký sinh ở đường ruột. Trong đó, loài Dicranotaenia coronula: 92,9%, loài Microsomacanthus compressa: 63,6%, loài Microsomacanthus fausti 50,0%, loài Microsomacanthus paracompressa 49,3%, loài Diorchis formosensis nhiễm 34,3% và loài Diorchis stefanskii  cũng nhiễm 34,3%, loài Drepanidotaenia lanceolata nhiễm 20,7%, và loài Diorchis ransonii: 12,9%,  cường độ nhiễm của các loài sán dây dao động trong khoảng (4,121-4,688) sán dây/cá thể vịt. Tỷ lệ nhiễm ghép sán dây 1-3 loài/cá thể vịt chiếm tỷ lệ 13,6%, nhiễm ghép 4-6 loài/cá thể vịt chiếm tỷ lệ  29,3% và > 6 loài/cá thể vịt chiếm tỷ lệ 57,1%.

Đã Xuất bản

05-08-2024

Tải xuống

Chuyên mục

CNSH VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Thông báo

Chưa có thông báo nào