Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, thu thập mẫu ong thợ để phân loại sơ bộ ong không ngòi đốt để bảo tồn, nghiên cứu khai thác, phát triển nguồn gen ong không ngòi đốt và ngăn ngừa nguy cơ suy thoái và có thể dẫn tới mất nguồn gen quý. Điều tra được thực hiện tra tại 6 tỉnh thuộc khu vực trung Du và miền Núi phía Bắc (Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Bắc Kạn, Bắc Giang), đã phỏng vấn 540 người, trong đó có 535 người đã và đang nuôi ong không ngòi đốt. Ong không ngòi đốt phân bố rất đa dạng về nơi sống và độ cao, như trong rừng già, hốc cây, hốc tường nhà, tường bao, hốc đá, thậm chí ở trong tổ mối. Một số vùng ở Lai Châu, Điện Biên chúng sống trong các cột nhà, hoặc dưới nền đất của các hộ dân, phân bố từ độ cao 29 m đến 1736 m so với mặt nước biển. Năng suất mật không cao, khai thác được từ 306 g đến 463 g/đàn/năm. Với tổng số 566 đàn ong đã được bắt từ tự nhiên, số đàn hiện tại đang nuôi 129 đàn, trong đó có 22 đàn nuôi được từ 2 năm trở lên chiếm tỷ lệ 3,88%, còn lại 544 đàn nuôi được dưới một năm, có những đàn khi mang về nuôi được 02 tháng đã bị bốc bay. Đã sơ bộ nhận biết được 03 giống (Lepidotrigona, Lisotrigona, Tetragonula) với 08 loài (Lepidotrigona flavibasis, Lepidotrigona sp1, Lisotrigona carpenter, Tetragonula sp 2, Tetragonula collina, Tetragonula sp 3, Tetragonula sp 4, Tetragonula sp 5), đặc biệt đã phát hiện được 01 giống giống mới, đã công bố trên tạp chí uy tính quốc tế (Zookey 1089; 53-72 (2022)).